Thầy Đỗ Đức Thắng – Nhà sáng chế nhiệt huyết

Là giảng viên lâu năm của Bộ môn Công trình Thép – Gỗ thuộc Khoa Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp – Trường Đại học Xây dựng, Thầy Đỗ Đức Thắng đã có thời gian dài nghiên cứu, cải tiến và ứng dụng nhiều công nghệ xây dựng hiện đại vào điều kiện của Việt Nam. Không chỉ là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kết cấu thép, Thầy Thắng đam mê nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực công nghệ xây dựng và kỹ thuật môi trường.

Thầy Đỗ Đức Thắng hiện đang là chủ sở hữu của hơn 30 bằng sáng chế được đăng ký và bảo hộ trong và ngoài nước, trong đó có nhiều sản phẩm đang được ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn.

Một số bằng sáng chế gần đây của Thầy Đỗ Đức Thắng

STTTên sáng chếSố đơnNgày nộp đơnSố bằngNgày cấp
Năm 2017
1Bộ phận liên kết dầm và cột của khung nhà thép2-2016-0035814/12/2012150721/03/2017
Năm 2018
1Búa tạo hình khối bê tông và phương pháp thi công gia cố nền đất yếu sử dụng búa này1-2012-0341816/11/20121933024/05/2018
2Đầu nối cột thép2-2018-000733/1/2013172310/05/2018
3Khung cốt thép cho nhà nhiều tầng và phương pháp lắt đặt khung cốt thép này1-2012-0375314/12/20121841007/02/2018
4Dầm thép rỗng và phương pháp chế tạo dầm thép này1-2012-0375514/12/20121818102/01/2018
5Hệ vách cứng dùng cho nhà cao tầng2-2018-0024714/03/2011187101/10/2018
6Gạch lõi xốp1-2017-0141429/04/20141902609/04/2018
7Kết cấu tấm sàn bê tông rỗng đúc sẵn cốp pha và quy trình chế tạo tấm sàn này1-2014-0177630/5/20141950521/06/2018
8Hệ khung móng nền nhà lưỡng cư, phương pháp xây dựng hệ khung móng nền nhà lưỡng cư này2-2013-0028115/11/2013162002/02/2018
9Chi tiết theo dõi và khống chế độ lún, phương pháp thi công móng và nhà hệ móng được xây dựng bằng phương pháp này1-2013-0361215/11/20131907017/04/2018
10Panen tường, hệ panen tường lắp ghép nhanh và phương pháp xây dựng nhà sử dụng các panen tường này1-2013-0406523/12/20131945513/06/2018
11Dầm thép rỗng và phương pháp chế tạo dầm thép rỗng1-2014-0417115/12/20141860426/02/2018
12Chi tiết kiểm soát lún1-2016-0391613/01/20111937506/06/2018
13Rọ đá khung bê tông kết hợp với lưới thanh polymer cốt sợi thủy tinh và kè tạo bãi sử dụng các rọ đá này2-2015-0011907/05/2015187908/10/2018
14Đầu nối cốt thép và phương pháp chế tạo đầu nối này1-2013-0002103/01/20131926317/05/2018
Năm 2019
1Phễu bê tông và phương pháp thi công hệ móng phễu sử dụng phễu bê tông này2-2018-0028110/07/2014204921/05/2019
2Phễu bê tông gia cố nền đất yếu và phương pháp thi công hệ móng phễu sử dụng phễu bê tông này2‐2018‐0039313/08/2015203309/04/2019
3Phương pháp thi công tường lắp ghép2-2016-0047230/12/2016198829/01/2019

 

Trong các sáng chế của Thầy, có thể kể đến sáng chế Công nghệ gia cố nền móng TOP BASE ứng dụng trong thi công nền móng công trình xây dựng.

Công nghệ gia cố nền móng TOP BASE được cấu tạo bởi vật liệu như vỏ nhựa, lõi bê tông mác nghèo, lượng thép ít nên giá thành rẻ, rút ngắn thời gian thi công xuống một nửa so với đóng cọc. Thậm chí, với những công trình xây dựng ở vị trí đất càng yếu thì TOP BASE lại càng phát huy tốt ưu điểm của mình. Những kết quả đo lường cho thấy, giải pháp công nghệ TOP BASE của thầy Thắng cho phép giảm kích thước móng chỉ còn 1/10 đến ½ (hoặc hơn nữa) và tăng khả năng chịu lực của đất nền từ 50% đến 200% (hoặc hơn nữa) so với nền đất chưa được gia cố. Do có cấu tạo hình học đặc biệt nên TOP BASE có khả năng chịu tải cao, qua đó khiến cho nền đất có khả năng chịu được tải trọng lớn hơn lực gấp đôi, gấp rưỡi so với ban đầu. Vì vậy khi làm nền móng, không cần sử dụng cọc hoặc nếu có thì rất ít. Với những ưu điểm đó, giải pháp công nghệ này đã được giới thiệu rộng rãi và áp dụng vào nhiều công trình, dự án xây dựng.

Chuyên viên Phan Thị Thanh Huyền – Phòng KH&CN